Ủy ban quốc gia tổ chức phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo tại phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023
Chiều ngày 28/12/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến, cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại điểm cầu Hậu Giang tham dự có ông Đồng Văn Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Hồ Thu Ánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh.
Tại phiên họp đánh giá kết quả chuyển đổi số năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đặt ra 62 mục tiêu, trong đó 18 mục tiêu đã hoàn thành (đạt 29%), 27 mục tiêu có khả năng hoàn thành cao (chiếm 43,5%) và 17 mục tiêu cần phải nỗ lực tập trung để hoàn thành đúng hạn (chiếm 27,5%). Kế hoạch năm 2023 đặt ra 126 nhiệm vụ, có 102 nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt 81%.
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46, tăng 2 bậc so năm 2022, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay.
Chỉ số chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam từ năm 2020 - 2022 tăng 48%, từ 0,48 lên 0,71, năm 2023 dự báo đạt 0,75. Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Bộ Thông tin và Truyền thông chọn năm 2023 là năm đồng hành đưa doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài. Hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so năm 2022… Đến hết năm 2023, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 528/1.086 thủ tục hành chính liên quan đến công dân…
Năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ đề là “Phổ cập hạ tầng số, sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.
Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, chuyển đổi số quốc gia năm 2023 được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, có hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội đất nước như: triển khai hiệu quả năm Dữ liệu số quốc gia, cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, đem lại hiệu quả thiết thực; công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được triển khai tích cực, hiệu quả; dịch vụ công trực tuyến được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực; hạ tầng số đạt nhiều kết quả tích cực với gần 80% người dân Việt Nam sử dụng Internet; an ninh mạng, an toàn thông tin ngày càng được coi trọng.
Thủ tướng cũng đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được và thẳng thắng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế yếu kém như: việc xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách còn chậm; chất lượng dịch vụ công trực tuyến còn chưa cao; tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa cao; một số dịch vụ công trực tuyến còn mang tính hình thức… Đồng thời, chỉ ra các nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Trong công tác chuyển đổi số phải luôn có tư duy đổi mới, cùng nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, nỗ lực phải cao, hành động phải quyết liệt với phương pháp khoa học, hiệu quả; bám sát thực tiễn.
Đối với phát triển kinh tế số phải lấy tri thức và dữ liệu số làm yếu tố sản xuất chủ yếu, công nghệ số làm động lực cốt lõi và hạ tầng số hiện đại làm nền tảng quan trọng. Phát huy tính chủ động, sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp để phát triển kinh tế số. Phát triển kinh tế số một cách tổng thể, toàn diện nhưng phải ưu tiên chất lượng hơn chạy theo số lượng.
Thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, bí thư, chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn nữa, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai chuyển đổi số quốc gia. Cụ thể, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 và tổ chức triển khai thực hiện với chủ đề “Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”; đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho chuyển đổi số quốc gia; đẩy mạnh số hóa các ngành kinh tế; đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và các địa phương. Trong đó, nghiên cứu xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; các Chiến lược về phát triển vi mạch bán dẫn, ứng dụng chuỗi khối, dữ liệu số; nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng; đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký…Cùng với đó, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban chuyển đổi số quốc gia để đôn đốc trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; sớm hoàn thiện và ban hành phương pháp đo lường đóng góp giá trị gia tăng của kinh tế số trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; có phương án xử lý đối với 558 thủ tục hành chính chưa được cắt giảm, đơn giản hóa.
Chủ tịch UBND tỉnh ông Đồng Văn Thanh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh bà Hồ Thu Ánh tham dự phiên họp
Hậu Giang năm 2023, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số giao và đạt được một số kết quả:
Về chính quyền số: Hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống hội nghị trực tuyến và các phần mềm dùng chung của tỉnh đang hoạt động hiệu quả. Trung tâm dữ liệu của tỉnh, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và Hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC) vận hành ổn định. Các nền tảng số cơ bản đã hoạt động hiệu quả như: Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP). Hệ thống xác thực dùng chung (SSO); Ứng dụng di động Hậu Giang, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, hệ thống quản lý văn bản, thư điện tử công vụ, hệ thống họp trực tuyến, họp không giấy,…
Về xã hội số Tiên phong việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho toàn bộ công chức, viên chức, phổ cập kỹ năng số cho người dân trên địa bàn tỉnh, năm 2023 Tỉnh đã tổ chức được 72 lớp với 6.743 lượt cho cán bộ, công chức; năm thứ hai Hậu Giang phát động phong trào thi đua “Người dân Hậu Giang nộp dịch vụ công trực tuyến” năm 2023, qua thời gian phát động phong trào đến nay, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến tỉnh tăng lên đáng kể, đạt 88,3% (tính trên các thủ tục mức độ toàn trình và một phần có phát sinh hồ sơ). Đồng thời, triển khai thanh toán trực tuyến trên nền tảng Cổng dịch vụ công quốc gia, Tỉnh chủ động triển khai thanh toán trực tuyến qua mã QR Code trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh.
Về kinh tế số thành lập được Khu Công nghệ số tỉnh và đã thu hút được 8 doanh nghiệp trong đó có một số doanh nghiệp đã hoạt động sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế số trong thời gian tới. Bên cạnh đó, năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp, Tỉnh tổ chức thành công Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023 với quy mô và chất lượng cao hơn so năm trước. Đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức hội thảo và tập huấn người nông dân để đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử./.
Lê Như
nguồn "Cổng thông tin điện tử Hậu Giang"TIN KHÁC
-
Triển khai thi hành Luật Công an nhân dân, Luật Đặc xá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch
Sáng ngày 16/5, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp...
dokhoa 17/05/2019 16:23 -
Châu Thành A đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mớ
Ngày 09/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cùng các...
dokhoa 13/05/2019 09:37 -
Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019
Ngày 8/5, tại Khu công nghiệp Sông Hậu, Liên đoàn Lao động...
dokhoa 13/05/2019 09:35 -
Kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc của cử tri
Ngày 03/5, Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 3...
dokhoa 04/05/2019 09:01 -
Khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Ngày hội Tam nông và Sản phẩm làng nghề
Vừa qua (25/4), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên...
dokhoa 04/05/2019 08:59 -
Viết tiếp trang sử cách mạng của vùng đất anh hùng Vĩnh Viễn
Hòa cùng niềm vui chung của đất nước, kỷ niệm 44 năm Ngày...
dokhoa 04/05/2019 08:44 -
07 Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp bất thường HĐND tỉnh
Ngày 23/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Hậu Giang khóa IX,...
dokhoa 27/04/2019 08:54 -
Hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả, vì sự phát triển nhanh và bền vững
Đó là chủ đề của Hội nghị trực tuyến toàn quốc về hội nhập...
dokhoa 27/04/2019 08:52 -
Hỏa Lựu - xã thứ 29 của Tỉnh được công nhận nông thôn mới
Ngày 23/4, UBND thành phố Vị Thanh tổ chức lễ công bố xã Hỏa...
dokhoa 27/04/2019 08:48 -
Khai mạc Ngày Sách Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ 4 năm 2019
Nhằm hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản...
dokhoa 17/04/2019 08:28 -
Triển khai hiệu quả việc cung ứng dịch vụ công qua dịch vụ bưu chính công ích
Đó là ý kiến phát biểu của Phó Chủ tịch Thường trực UBND...
dokhoa 17/04/2019 08:26