Ngày 28/10, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và sơ kết các văn bản của Trung ương, của tỉnh.
Chủ trì hội nghị có đồng chí Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Hội nghị được kết nối trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố.
Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nêu ý kiến trong buổi thảo luận tại các tổ
Điểm mới của hội nghị lần này là Tỉnh ủy đã tổ chức chia tổ thảo luận tại hội trường và chia đại biểu thành 4 tổ cấp tỉnh, 8 tổ cấp huyện để làm rõ thêm mục tiêu, định hướng, giải pháp thực hiện dự thảo các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đây là cách làm mới của Tỉnh ủy nhằm phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể trong xây dựng các chương trình, nghị quyết, cụ thể:
Về Dự thảo thực hiện Nghị quyết 18 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định: Hoàn thành Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2025; thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; hoàn thành và thực hiện nghiêm Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về Dự thảo thực hiện Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Hậu Giang đề ra mục tiêu: nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Đối với dự thảo thực hiện Nghị quyết số 20 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, Tỉnh tập trung tổ chức, củng cố lại hoạt động của hợp tác xã; khắc phục các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đổi mới về mô hình tổ chức, quản lý và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động. Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững thực sự là thành phần quan trọng trong phát triển kinh tế của Tỉnh, thu hút nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và nhiều tổ chức tham gia kinh tế tập thể.
Đối với dự thảo thực hiện Nghị quyết số 21 về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới, Tỉnh chú trọng xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, nhất là Bí thư cấp ủy đủ phẩm chất, năng lực, uy tín lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng. Nâng cao chất lượng phát triển đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Qua thảo luận tại tổ ghi nhận gần 130 lượt ý kiến đóng góp, đề xuất các giải pháp thực hiện các dự thảo Nghị quyết. Thông qua các ý kiến đóng góp, Thường trực Tỉnh ủy trực tiếp giải trình các ý kiến còn băn khoăn. Đại biểu đã biểu quyết thống nhất thông qua Nghị quyết. Qua đây, tạo sự thống nhất trong toàn thể cán bộ chủ chốt các cấp, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra, tạo sự bứt phá cho Hậu Giang từ nay đến năm 2045.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh biểu quyết thông qua Nghị quyết
Tại Hội nghị, các đại biểu còn đóng góp Dự thảo báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 20 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 20 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và năng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 18 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành đánh giá cao kết quả Hội nghị, các đại biểu đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu trước văn bản, tài liệu hội nghị, phát huy dân chủ, thảo luận thẳng thắn, sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc vào các Nghị quyết của tỉnh. Thành công của Hội nghị lần là sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm cao của Ban Chấp hành tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương. Qua đây, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành nhấn mạnh bốn vấn đề cần quan tâm:
Thứ nhất là, vấn đề đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất.
Ban Chấp hành Tỉnh uỷ bám sát Nghị quyết số 18-NQ/TƯ, thực tiễn của từng địa bàn và của tỉnh, thảo luận và đã thống nhất cao ban hành Chương trình của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022. Triển khai kịp thời hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể hoá các quy định của Trung ương phù hợp với điều kiện và thực tế tại địa bàn tỉnh Hậu Giang. Thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất. Tạo động lực để tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khá. Tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất và từ yêu cầu mới đặt ra của thực tiễn.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Trên cơ sở thống nhất về nhận thức, quán triệt đầy đủ, sâu sắc những quan điểm, chủ trương của Trung ương và thực tiễn của tỉnh, Hội nghị Ban chấp hành lần này đã đi sâu phân tích, đánh giá và thống nhất cao về 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của chương trình.
Ban chấp hành nhấn mạnh, trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp uỷ, tổ chức đảng quán triệt đầy đủ chương trình này cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động trong toàn hệ thống chính trị về đổi mới, hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo sự đồng thuận, đưa nghị quyết, chương trình về đất đai thực sự đi vào cuộc sống.
Thứ hai là, về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Trung ương khoá XIII khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược lâu dài trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là cơ sở và lực lượng vật chất quan trọng để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội. Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thảo luận và thống nhất cao về chương trình của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 19 của Trung ương.
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, có nhiều chuyển biến rõ nét, có ý nghĩa to lớn, nhận được sự đồng thuận và huy động được sự vào cuộc của hệ thống chính trị và người dân trong tỉnh. Nông nghiệp phát triển khá và ổn định; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, sạch đẹp hơn, văn minh hơn; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân được nâng lên. Hệ thống chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Bên cạnh những kết quả to lớn đạt được, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn bộc lộ một số hạn chế. Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, năng suất lao động còn thấp; văn hoá xã hội nông thôn còn tồn tại nhiều bức xúc; thu nhập và đời sống của phần lớn nông dân còn thấp. Chương trình của Tỉnh uỷ đã đề ra 5 quan điểm chỉ đạo, 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với mục tiêu đưa nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả; nông thôn phát triển toàn diện, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc; đời sống vật chất tinh thần người dân ngày càng nâng cao.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề mang tính tổng thể, không đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị, văn hoá, xã hội, gắn kết với quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, cần tăng cường nâng cao nhận thức đầy đủ của cấp uỷ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân và người dân nông thôn là trách nhiệm của tất cả các cấp uỷ đảng, hệ thống chính trị và người dân.
Trên cơ sở đó, các cấp chính quyền trong tình cần phải tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát triển hài hoà giữa nông thôn và thành thị, giữa các địa bàn trong tỉnh; gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp; giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Thứ ba là, về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 20-NQ-TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Hội nghị khẳng định qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 13 của Trung ương về phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nhận thức của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và người dân về kinh tế tập thể, nhất là hợp tác xã kiểu mới được nâng cao. Khu vực kinh tế tập thể có chuyển biến tích cực, nhiều loại hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế: hợp tác xã còn ít về số lượng và yếu về chất lượng. Hiệu quả hoạt động thấp, chưa tạo được động lực lan toả, thu hút các thành phần tham gia. Tỷ trọng đóng góp vào kinh tế của tỉnh không đáng kể.
Những hạn chế trên có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu: Nhận thức và lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền về vị trí, vai trò kinh tế tập thể chưa đầy đủ, lúng túng, thậm chí hoài nghi. Nguồn lực hỗ trợ bố trí dàn trải, phân tán, thiếu tính khả thi.
Ban Chấp hành Tỉnh uỷ thống nhất với các mục tiêu và 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong tỉnh. Tập trung phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững thực sự là thành phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Đổi mới hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, tăng nguồn lực tài chính, tài nguyên, nhân lực hỗ trợ kinh tế tập thể. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị trong tỉnh tổ chức quán triệt, nhận thức sâu sắc, đầy đủ, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Trung ương và nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Thứ tư là, về vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên.
Hội nghị đã thảo luận sôi nổi và thống nhất nhận định trong những năm qua, công tác tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn tỉnh được thực hiện thường xuyên, liên tục; chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, sinh hoạt chi bộ, chất lượng đội ngũ đảng viên được nâng lên. Bên cạnh đó cũng chỉ ra còn một số hạn chế, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên còn có những vấn đề cần quan tâm. Một số chi bộ, đảng bộ, cấp uỷ nội dung sinh hoạt còn nặng về hình thức, thiếu tính lãnh đạo, chỉ đạo gắn với nhiệm vụ chính trị cụ thể. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, cấp uỷ viên và bí thư cấp uỷ, người đứng đầu uy tín, năng lực lãnh đạo chưa ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới.
Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, xây dựng đội ngũ cấp uỷ viên, nhất là Bí thư cấp uỷ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng. Hội nghị thống nhất với các mục tiêu và 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của chương trình đề ra. Trọng tâm là đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ, chất lượng phát triển đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cấp uỷ viên, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đảng viên, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong tỉnh thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở.
Kết thúc hội nghị, Tỉnh ủy đã thực hiện công tác cán bộ để giới thiệu nhân sự bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 và nhân sự bổ sung Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.
An Nhiên
nguồn "Cổng thông tin điện tử Hậu Giang"TIN KHÁC
-
Hậu Giang tổ chức Lễ Phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6
Sáng ngày 03/6, tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, Ủy...
dokhoa 08/06/2021 08:12 -
Báo cáo sơ bộ công tác bầu cử tỉnh đạt kết quả tốt: 99,99% cử tri đi bầu
Chiều ngày 27/5, Ủy ban bầu cử tỉnh họp báo cáo sơ bộ kết...
dokhoa 28/05/2021 15:50 -
Cử tri Hậu Giang gửi trọn niềm tin trong từng lá phiếu
Sáng ngày 23/5, cùng với cử tri cả nước, hơn 540.000 cử tri...
dokhoa 24/05/2021 10:33 -
Chương trình hành động của ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
Chương trình hành độngcủa đồng chí ĐỒNG VĂN THANH ỨNG...
dokhoa 17/05/2021 09:15 -
Chương trình hành động của ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh Trương Cảnh Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Chương trình hành độngcủa đồng chí TRƯƠNG CẢNH...
dokhoa 17/05/2021 09:13 -
Chương trình hành động của ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh Đoàn Quốc Thật, Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh
Chương trình hành động của đồng chí ĐOÀN QUỐC THẬT ỨNG...
dokhoa 17/05/2021 09:11 -
Hậu Giang: lên phương án lập 3 bệnh viện dã chiến để ứng phó dịch Covid-19
Ngày 29/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hậu...
dokhoa 01/05/2021 14:04 -
Hậu Giang: quy hoạch 2 dự án Khu đô thị mới kết hợp công viên cây xanh và Khu đô thị mới nam Vị Thanh
Chiều ngày 13/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa cùng...
dokhoa 19/04/2021 10:32 -
Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác bầu cử trên địa bàn huyện Châu Thành A
Ngày 13/4, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng,...
dokhoa 16/04/2021 14:08 -
Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2020 - Cụm thi đua các tỉnh Tây Nam bộ
Ngày 26/3, tại tỉnh Hậu Giang, Hội đồng thi đua khen thưởng...
dokhoa 30/03/2021 08:53 -
Sơ kết 10 năm hoạt động Tổ kỹ thuật nông nghiệp cấp xã
Ngày 19/3, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Sơ kết việc thực hiện...
dokhoa 22/03/2021 09:52