KẾT QUẢ XSKT MIỀN NAM
LIÊN KẾT WEBSITE
XEM KẾT QUẢ THEO NGÀY
LIÊN KẾT BÁO
ẢNH HOẠT ĐỘNG

Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới

dokhoa 14/01/2019 13:44

Vừa qua (9/1), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Hậu Giang có ông Đồng Văn Thanh, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, đại diện Hiệu trưởng và giáo viên trường phổ thông.

uang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hậu Giang

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT ), Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Trong đó, giai đoạn giáo dục cơ bản nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi… giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, đảm bảo học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động.

Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, về phòng học, cấp tiểu học đảm bảo yêu cầu 1 lớp/phòng để học 2 buổi/ngày. Cấp THCS và cấp THPT bảo đảm yêu cầu tối thiểu 0,6 lớp/phòng để tổ chức học các môn tự chọn.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn học mới, chưa có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và các môn học tích hợp. Đồng thời, đề nghị các sở/phòng GD&ĐT phải phối hợp với các cơ sở đào tạo để đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên dạy các môn học mới theo chương trình đào tạo mới. Cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật thực hiện đào tạo giáo viên âm nhạc, mỹ thuật để dạy môn học giáo dục nghệ thuật ở cấp THPT; đào tạo giáo viên chuyên ngành tiếng Anh, tin học ở tiểu học; đào tạo giáo viên theo từng chuyên ngành để bổ sung do tăng quy mô trường, lớp, học sinh và thay thế số giáo viên nghỉ hưu (khoảng 2%/năm).

Chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện theo lộ trình sau: từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; 2024- 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng sự thành công của chương trình phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Do đó, cần hướng đến chất lượng cũng như động lực, tránh áp lực để đội ngũ này phát huy hết tiềm năng; ông đề nghị các Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT tham mưu, đề xuất với UNBD cấp tỉnh/huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT từ năm học 2020-2021.

                                                                                   An Nhiên

nguồn "Cổng thông tin điện tử Hậu Giang"
Chia sẻ

TIN KHÁC

TIN NỔI BẬT
LIÊN KẾT WEBSITE
LIÊN KẾT BÁO
ẢNH HOẠT ĐỘNG